Phượng Hoàng Cổ Trấn với hơn 1300 tuổi đời là nơi được cho là đẹp bậc nhất của Trung Quốc, được khoác cho mình lớp áo cổ kính, và những giá trị lịch sử văn hóa. Đi cùng với bầu không khí huyền bí cổ kính vẻ đẹp nguyên thủy được lưu giữ bởi những người địa phương nơi đây. Thời tiết tại Phượng Hoàng Cổ Trấn sẽ rất dễ chịu và mát mẻ, xung quanh là những hàng cây xanh mướt và những cánh đồng màu xanh uốn lượn. Sẽ cho bạn cảm giác tự do tự tại hòa mình vào giữa thiên nhiên rộng lớn, phía dưới sông Đà Giang vừa hay phản chiếu màu xanh của cây và điều thú vị là màu nước sông là màu xanh, nước sông và màu của cây sẽ hòa cùng với nhau.
Nếu bạn đã yêu không khí sương mù tại Đà Lạt thì chắc chắn khi đến Phượng Hoàng Cổ Trấn bạn sẽ tận mắt chứng kiến được các lớp sương mù sẽ bao trùm lấy những ngôi nhà cổ và các cây cầu giống hệt như một bức tranh thủy mặc Trung Quốc mà bạn hay được thấy.
Ngoài ra những ai là fan của các bộ film cổ trang Trung Quốc, thì sẽ rất thích thú khi được thấy ở trong khu Phượng Hoàng Cổ Trấn sẽ có các ngôi làng hay là những con hẻm được lát đá, những ngôi nhà cổ được xây bằng gỗ nằm dọc theo hai bờ sông Đà Giang. Quả là không hổ danh một trong những thị trấn đẹp nhất Trung Quốc.
Ý nghĩa tên Phượng Hoàng Cổ Trấn
Sẽ có vô vàn những câu chuyện, những truyền thuyết về cái tên Phượng Hoàng Cổ Trấn được truyền tai nhau. Trước đây nơi đây được gọi là Phượng Hoàng (Fenghua).
Giữa khung cảnh là một thị trấn sở hữu vô số những cảnh đẹp từ thiên nhiên tựa như tranh vẽ, thấp thoáng thấy được sự nổi bật của núi non hùng vĩ, hồ nước trong xanh thanh bình, thì luôn đi kèm những câu chuyện thật mỹ miều.
Đã có một truyền thuyết của người dân tại Phượng Hoàng Cổ Trấn kể lại rằng đằng sau cái tên Phượng Hoàng Cổ Trấn là cả một câu chuyện đầy cảm động và sâu sắc.
Từ xa xưa đã có 2 chú chim Phượng Hoàng là một loài chim đã tu luyện ngàn năm ở cõi Phật bay qua nơi đây, vì thấy khu vực này tuyệt đẹp và không khí rất thích hợp để tu luyện nên đã ở lại đây và không rời đi. Nhưng thật không may vào một ngày nọ nơi đây đã gặp an nguy khi cả khu cổ trấn đã chìm trong biển lửa và không một người dân nào có thể thoát ra được. Khi thấy điều đó vì đem lòng xót thương người dân 2 chú chim đã chọn con đường gieo mình vào biển lửa, hy sinh tính mạng của mình chỉ để đổi lấy sự an toàn cho người dân tại nơi đây lúc bấy giờ.
Vì nhớ đến ơn xưa nên người dân tại khu Phượng Hoàng Cổ Trấn đã đem sự kiện này ghi nhớ sâu trong lòng và đã đặt tên cho mảnh đất này là Phượng Hoàng Cổ Trấn. Như một cách mang ơn cứu mạng và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến 2 chú chim.
Phượng hoàng cổ trấn ở đâu tại Trung Quốc?
Đến cổ trấn thì nhất định phải khám phá lịch sử của nơi đây nếu như không tìm hiểu rõ mảnh đất này đã trải qua những câu chuyện gì thì chắc chắn đó là một điều đáng tiếc. Ngoài câu chuyện truyền thuyết về cái tên Phượng Hoàng Cổ Trấn ra thì mảnh đất này đã gắn liền với những bề dày ngàn năm lịch sử nổi tiếng tại Trung Quốc.
Phượng Hoàng Cổ Trấn còn có tên gọi tiếng Trung là Fenghuang GuZhen là một địa danh nổi tiếng của Trung Quốc được nằm trên nhánh sông Trường Giang, thuộc huyện Phượng Hoàng, phía tây tỉnh Hồ Nam Trung Quốc.
Nơi đây nổi tiếng với một thị trấn nhỏ xinh đẹp với cuộc sống bình lặng hằng ngày cùng với những khung cảnh nên thơ trữ tình. Ngày nay khi các khách du lịch tìm tới Phượng Hoàng không chỉ gồm có những bức ảnh checkin xinh đẹp nữa, mà họ còn tìm đến những khoảng lặng của tâm hồn, đầy nhẹ nhàng và bình yên.
Từ những năm 1368 – 1644 nơi đây đã trở thành trung tâm của chính trị, văn hóa và là nơi quân sự lớn của Trung Quốc. Tại thời điểm này thị trấn nhỏ xinh yên bình này đã đóng hơn hàng ngàn binh sĩ. Ngày nay những dấu tích lịch sử này đã được lưu giữ thông qua những bức tường thành lớn, đồ sộ ở phía Nam của thị trấn. Hơn ngàn năm qua đã dấu ấn thời gian đã góp phần khiến cho khu cổ trấn nơi đây mang được dấu ấn riêng và đậm nét văn hóa đặc trưng không thể nào lẫn vào nơi bất kỳ nào tại Trung Quốc.
Thời tiết tại Phượng hoàng cổ trấn
Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới, thời tiết Phượng Hoàng Cổ Trấn cũng sẽ có sự thay đổi theo các mùa trong năm. Phượng Hoàng Cổ Trấn được mệnh danh là mùa nào cũng đẹp, cũng có thể làm say đắm trái tim bao nhiêu lữ khách khi tới tham quan. Mùa nào ở nơi đây cũng đều có một nét đẹp nên thơ hữu tình riêng.
Vào những tiết trời tháng giêng sẽ mang đến một mùa xuân tràn đầy sức sống, thời tiết sẽ bắt đầu ấm áp hơn cây cối đâm chồi nảy lộc không khí tưng bừng rộn ràng. Cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân ở đây tuyệt đẹp kết hợp với nhiều lễ hội mùa xuân đặc sắc. Mùa hè thời tiết ấm dần khí hậu lại không quá nóng vì vậy rất thuận tiện cho việc đi du lịch tham quan vui chơi tại Phượng Hoàng Cổ Trấn.
Mùa thu nơi đây luôn nổi bật khi khung cảnh trở nên lãng mạn với tiết trời dịu nhẹ, xen lẫn một chút se lạnh sẽ khiến cho du khách dễ chịu hơn.
Ngoài ra nếu bạn yêu cái lạnh của mùa đông muốn ngắm nhìn tuyết rơi, muốn chiêm ngưỡng cả trấn được bao phủ bởi lớp tuyết trắng xóa thì tuyệt đối không nên bỏ lỡ.
Mùa đông nơi đây khá lạnh những ngôi nhà, rừng cây hay mái đò đều phủ kín một màu trắng xóa. Những bông tuyết cứ rơi suốt nhiều tầng tạo cho không khí nơi đây trở nên yên ắng và trầm mặc hơn. Mùa đông ở nơi đây được nhiều người ca ngợi là đẹp nhất, bức tranh mùa đông được vẽ lên Phượng Hoàng một cách tài tình và đầy tinh hoa.
Địa điểm tham quan Phượng Hoàng Cổ Trấn
1. Vườn Quốc Gia Trương Gia Giới Phượng Hoàng Cổ Trấn
Trương Gia Giới nằm ở phía tây tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc nổi tiếng với vô vàn cảnh quan hùng vĩ cùng với những đỉnh núi có hình dáng kì lạ. Ngoài ra còn có các hẻm núi sâu, thác nước hay những trụ đá khổng lồ và là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật hoang dã.
Theo như thông tin cho biết vào năm 1982 công viên quốc gia Trương Gia Giới thuộc khu thắng cảnh Vũ Lăng Nguyên, tại đây được thành lập và trở thành công viên quốc gia đầu tiên ở Trung Quốc.
Tại đây có một cột đá rất nổi tiếng với người Tây Phương, có tên là Hallelujah ( cột trụ trời Nam ), cao 1080m và là hình mẫu xuất hiện trong bộ phim Avatar. Đặt chân đến Trương Gia Giới mà chưa ghé qua nơi đây thì xem như chưa thưởng thức Trương Gia Giới một cách trọn vẹn.
Trương Gia Giới nổi tiếng với hơn 3000 cột đá và vách núi, độ cao được nhiều người ví von có thể chọc thủng trời xanh. Khi đông về tuyết phủ trắng xóa bao bọc lấy các đỉnh núi nơi đây, khiến cho du khách cảm giác mình đang lạc vào chốn thần tiên.
Càng lên cao những lớp sương mù vây quanh những đỉnh núi khiến không gian trong công viên quốc gia Trương Gia Giới trở nên kỳ ảo hơn.
Để giúp cho du khách được tham quan và quan sát rõ hơn về những cảnh đẹp ở Trương Gia Giới, tại đây đã xây một thang máy quan sát bằng kính tên gọi là Bailong. Thang máy được xây dựng trên một vách đá, di chuyển lên độ cao 326m giúp cho các du khách dễ dàng ngắm nhìn toàn cảnh cột đá sa thạch độc đáo xung quanh.
Ngoài ra vào năm 2016 cầu thủy tinh nổi tiếng dài nhất thế giới đã được xây dựng tại Trương Gia Giới. Cây cầu nằm phía bên trên một thung lũng với độ cao 260m
Ý tưởng cây cầu được thiết kế dài 430 mét, được bắc qua hai hẻm núi ở công viên Zhangjiajie Park, tại trung tâm tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc. Với độ rộng của mặt cầu là 6 mét và được ghép từ 99 tấm kính trong suốt. Khi bước chân lên cây cầu này tham quan bạn sẽ có cơ hội thưởng thức cảnh thiên nhiên hùng vĩ và sẽ mang đến cho du khách những khung ảnh thật đẹp thật lãng mạn, sẽ là 1 trải nghiệm thú vị và tuyệt vời nhất khi bạn đặt chân đến Phượng Hoàng cổ trấn Trung Quốc.
Ngoài ra, Trương Gia Giới thường có tuyết rơi vào tháng giữa tháng 12, các đỉnh núi sẽ phủ đầy tuyết từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Tại đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh mùa đông tuyệt đẹp như một bức tranh thủy mặc.





2. Núi Thiên Môn Sơn Phượng Hoàng Cổ Trấn
Trên núi Thiên Môn Sơn mang lại cho các du khách cảm giác như được bắt mây đón gió giữa đời thực. Nơi đây được xem là địa điểm trung chuyển giữa trần gian và cõi thần tiên.
Thiên Môn Sơn còn được gọi là cánh cổng trời nằm trên đỉnh núi Thiên Sơn, tình Hồ Nam, cách 8km về phía Trương Gia Giới.
Điểm nhấn thứ 1 tại đây có thể nói đến là “ Đại lộ lên thiên đường “ đây chính là con đường quanh co, có 99 khúc cua dài 11km trên đường lên Thiên Môn Sơn. Cung đường này từng được đánh giá là nguy hiểm nhất thế giới với độ cao 1.300m so với mực nước biển.
Bên cạnh cung đường nguy hiểm và cheo leo đó thì Thiên Môn Sơn hiện đã cho xây dựng hệ thống cáp treo dài 7.455m với hơn 98 cabin sẵn sàng đưa du khách du ngoạn, mục sở thị vùng đất hùng vĩ bao la mà thiên nhiên Trung Quốc ban tặng.
Điểm danh qua điểm nhấn thứ 2 là những thử thách mà khách du lịch khi muốn tìm đến cổng trời đó là phải trải qua 999 bậc cầu thang được làm bằng đá. Những bậc cầu thang được chia làm 3 làn có tay vịn trong nhiệt độ dao động từ 10 độ C. Khi du khách đi hết 999 bậc cầu thang này sẽ dẫn đến “ cổng trời “ được xem là địa điểm ranh giới giữa thiên đường và hạ giới.
Trước mặt du khách sẽ là một ngôi chùa lớn nằm trên đỉnh núi được xây dựng trong triều đại nhà Đường, có mái vòm cao 130met và rộng 57 mét. Cổng trời Thiên Môn Sơn hình thành sau một trận đại hồng thủy khiến núi đá vôi đổ sập xuống tạo thành mái vòm, từ đó cái tên Thiên Môn cũng được ra đời.
Bên cạnh đó Thiên Môn Sơn còn nổi tiếng với con đường trong suốt được gọi là Skywalk. Đây là con đường được làm bằng kính cường lực, với thiết kế ôm sát vào vách đá dựng đứng, đem lại cho du khách cảm giác thích thú và hồi hộp. Skywalk được xem là công trình kiến trúc đáng tự hào của Trung Quốc.








3. Cầu Hồng Kiều Phượng Hoàng Cổ Trấn
Để sở hữu được nét đẹp hoàn hảo tại phong cảnh nơi Phượng Hoàng Cổ Trấn thì không thể bỏ qua mảnh ghép quan trọng trong trấn cổ đó là Cầu Hồng Kiều. Cây cầu lặng lẽ trăm năm tại trấn cổ, thời gian càng trôi đi cầu Hồng Kiều càng mang nét đẹp cổ kính và hấp dẫn du khách đến tham quan nhiều hơn.
Với bề dày lịch sử hơn 300 năm cầu được xây với chất liệu chủ yếu là gỗ và đá, được bắt qua con sông Đà Giang êm đềm theo năm tháng. Khi du khách muốn qua trấn cổ tham quan đều sẽ bước qua con cầu Hồng Kiều, cũng được xem là một ý nghĩa giao thông quan trọng nối liền đôi bờ giữa lòng sông Đà Giang. Cầu được xây theo lối kiến trúc phượng hoàng đặc trưng của văn hóa Trung Hoa. Điểm nhấn của lối kiến trúc này đó chính là phô bày được nét đặc sắc và rực rỡ đặc trưng nhất của văn hóa Á Đông.
Nhiều du khách khi đến đây sẽ bất ngờ với lối kiến trúc thiết kế cầu 2 tầng, để tô điểm thêm văn minh Trung Hoa với ý nghĩa sự phồn vinh và hạnh phúc cho đất nước. 2 tầng được xây hoàn toàn có những chức năng riêng biệt, tầng 1 là con đường chuyên dùng để di chuyển để mọi người có thể tự do giao lưu giữa 2 bờ sông Đà Giang và các khu vực khác trong cổ trấn. Ngày nay, có hơn 24 gian hàng buôn bán với đủ loại mặt hàng từ đồ ăn chính đến đồ ăn vặt và những đồ thủ công mỹ nghệ làm quà lưu niệm cho khách thập phương.
Những ai muốn tận mắt mục sở thị toàn khung cảnh Phượng Hoàng Cổ Trấn về đêm lung linh tỏa sáng huyền ảo như thế nào? Hoặc ban ngày sẽ mê đắm lòng người ra sao hãy tiến về tầng 2 của cây cầu. Chủ yếu từ tầng 2 của cầu sẽ dùng cho việc thờ tự và và không gian văn hóa trưng bày những bức thư pháp tranh vẽ và những tác phẩm điêu khắc về Phượng Hoàng. Cũng là một không gian để có thể ngắm nhìn toàn cảnh cổ trấn từ trên cao.
Mặc dù cầu đã được trùng tu năm 2000 nhưng vẫn giữ gốc cầu là 2 cột trụ với 3 vòm cầu cong cong soi xuống Đà Giang như một cầu vồng. Cầu có những cửa sổ gỗ nâu trầm, được treo lồng đèn đỏ, mái được lợp ngói âm dương, tạo cảm giác hoài niệm về thời xa xưa.
Khi màn đêm buông xuống ngồi trên thuyền xuôi theo con nước Đà Giang có thể nhận thấy được sự to lớn vững chãi của cầu. Những ngọn đèn lồng thắp lên thứ ánh sáng mơ mộng và huyền ảo, cho du khách lạc vào bối cảnh của những bộ phim Trung Quốc xa xưa. Nếu bạn biết tiếng Trung sẽ được nghe những người già tại nơi đây hay nói” Phượng Hoàng bao tuổi, Hồng Kiều chừng ấy năm “ là để nói về sự cổ kính lâu đời của cây cầu này. Cho dù đã trải qua bao nhiêu phong ba lịch sử, bấy nhiêu thăng trầm bị tàn phá nhiều lần nhưng cầu vẫn giữ được sự nguyên vẹn và tinh thần bất diệt của mình.
Nên dành trọn vẹn một ngày để ngao du, nhìn ngắm từng con đường, những góc phố ở Phượng Hoàng Cổ Trấn là một hoạt động mà bạn không thể bỏ qua. Điểm nhấn đặc sắc của cổ trấn này chính là cảnh sắc sẽ thay đổi rõ nét theo từng thời điểm trong ngày. Vì thế mà du khách khi đến đây có thể chiêm ngưỡng được tất cả những nét đẹp có một không hai mà cổ trấn mang đến. Đến đây bạn có thể ngắm nhìn cuộc sống sinh hoạt tất bật của người dân 2 bên bờ sông. Họ luôn giữ thói quen giặt giũ, tắm táp, làm đồ ăn, rửa rau củ trước khi chế biến bên bờ sông.
Dạo quanh một vòng sông Đà Giang được xem như một “ nàng thiếu nữ “ thả dáng giữa thị trấn cổ với lớp áo màu xanh ngọc bích đốn tim người nhìn từ giây phút đầu tiên. Hai bên bờ sông là dãy các ngôi nhà cổ kính như tô đậm thêm cho nét đẹp của Đà Giang. Đâu đó bạn sẽ bắt gặp được các hoạt động thường ngày như giặt giũ quần áo, hoặc đánh bắt cá cũng sẽ hiện lên như một bức tranh sinh hoạt sinh động.
Cầu được làm bằng các phiến đá hình trụ tròn ghép lại, chỉ cách nhau một bước chân, có 2 hàng song song nhau để mọi người qua lại. Qua thời gian cầu từng bị nước cuốn trôi nhưng sau đó người dân ở trấn cổ đã cho tu sửa lại, và được người dân nơi đây bảo tồn như vật vô giá.
Cầu đã thu hút rất nhiều du khách thập phương đến tham quan và check-in. Tuy cầu được thiết kế đơn giản nhưng đã để lại điểm thu hút và độc đáo riêng của công trình này. Ngoài ra cầu Đá Nhảy còn được xem là nét đẹp văn hóa truyền thống địa phương nơi đây.
Tích xưa đã kể lại rằng vào xa xưa kia các chàng trai muốn hỏi vợ phải gánh sính lễ đi qua cầu mục đích là để thể hiện thành ý với nhạc phụ và nhạc mẫu. Chính về thế hình ảnh cầu Đá Nhảy còn được xem là sợi dây tơ hồng của “ ông tơ bà nguyệt “ gắn kết tình duyên của đôi trai gái 2 bên dòng Đà Giang.
Ngoài Cầu Nhảy nổi tiếng ra xung quanh trấn cổ còn có vô vàn những cây cầu đẹp và không kém phần nổi tiếng, được các du khách lựa chọn là địa điểm check-in khi đến đây.
Cầu Gỗ nằm ở đối diện phía cầu Đá Nhảy, cây cầu mang đậm dấu ấn hoài cổ rất mộc mạc và giản dị. Cầu được ghép từ các tấm gỗ cũ lại với nhau, và bắc ngang sông tạo nên hình dáng uốn lượn mềm mại, giúp bạn dễ dàng bắt trọn khoảnh khắc ngắm nhìn Phượng Hoàng Cổ Trấn đẹp mờ ảo trong hơi nước và nắng vàng.
Dưới chân là một đoạn thác lùa róc rách, với dáng vẻ rêu phong qua năm tháng, nếu cầu Hồng kiều mang nét đẹp độc đáo trong kiến trúc thì Cầu Gỗ lại giản đơn và gần gũi bấy nhiêu.



4. Cầu Tuyết Kiều Phượng Hoàng cổ trấn
4 cây cầu với tên gọi “ Tuyết – Vũ – Vụ – Phong “ là một trong những cây cầu với thiết kế độc đáo của ông nghệ sĩ Hoàng Vĩnh Ngọc nổi tiếng. Với phong cách kiến trúc đặc biệt cổ xưa cầu Tuyết Kiều đã mang đến cho Phượng Hoàng Cổ Trấn một không gian hoài cổ đầy tinh tế và lãng mạn, giúp cho trấn cổ này trở nên đẹp và độc đáo hơn.
Tất cả các Cầu đều sở hữu các lối kiến trúc tương tự đều có 3 mái nhà có thể ngắm nhìn trọn vẻ đẹp huyền ảo và mơ mộng của rõ cổ trấn. Nếu may mắn ghé thăm cây cầu này vào những ngày sương mù dày đặc, bạn sẽ có thể tận mắt xem được tiên cảnh giữa chốn trần gian.









Nét văn hóa và ẩm thực tại Phượng Hoàng cổ trấn
Độc đáo nét văn hóa của người Miêu tại Phượng Hoàng Cổ Trấn, nếu các du khách đã mê mẩn với cảnh sắc của trấn cổ đẹp thơ mộng thì chắc chắn không thể bỏ qua những những nét văn hóa độc đáo tại nơi đây.
Bạn sẽ được bắt gặp những hình ảnh chàng trai cô gái trong bộ trang phục dân tộc màu xanh dương và đỏ, đầu được đội mũ bạc sinh hoạt ở khắp nơi trên con phố, đó chính là người Miêu.
Họ không chỉ đơn thuần được xem là những cư dân sinh sống ở nơi đây, dân tộc Miêu còn là tộc gìn giữ và bảo tồn lại những giá trị văn hóa truyền thống cổ xưa của Phượng Hoàng Cổ Trấn.
Khi đến tham quan Trại Miêu Vương các du khách sẽ bắt gặp những kiến trúc độc đáo tại đây. Tất cả các kiến trúc đều được xây dựng bằng đá, từ đường đi, tường nhà, bậc thang hầu hết các nơi ở đây đều được làm bằng những tảng đá lớn nhỏ ghép lại. Điểm tinh xảo khi được người Miêu đưa vào kiến trúc đó là những mái vòm, cửa nhà, hoặc tường đất được họ chạm khắc đặc biệt tinh xảo. Phía trước nhà được treo những chùm bắp ngô và ớt lủng lẳng theo tục lệ để chống tà ma và cầu thực ấm no.
Theo tục lệ chào đón khách đến tham quan những người ở nơi đây sẽ hát một bài truyền thống bằng tiếng Miêu, và tay nâng rượu tay nâng ly mời khách. Chỉ là một ly rượu nhạt hương thơm dịu nhẹ và đậm đà tình cảm người Miêu dành cho các vị khách.
Những món ăn ngon Phượng Hoàng Cổ Trấn
Đặt chân đến trấn cổ thì không thể bỏ lỡ những món ăn đặc trưng trứ danh đầy đặc sắc tại nơi đây
1. Lẩu cá cay Phượng Hoàng Cổ Trấn
Lẩu cá cay là một trong những món ăn đặc sản ở Phượng Hoàng Cổ Trấn mà bạn nhất định phải thử khi đến nơi đây. Giữa tiết trời se lạnh ngoài trấn cổ cùng với nồi lẩu cay nóng, vị cá thơm hấp dẫn ăn kèm với cơm trắng sẽ mang đến vị ngon vô cùng kích thích.
Vốn với khí hậu se lạnh món lẩu cá cay sông Đà Giang được bình chọn là món khoái khẩu của người dân địa phương cũng như khách du lịch khi đặt chân đến đây. Cá ở nơi đây được chế biến khi còn tươi nên sẽ vẫn giữ được vị ngon ngọt, thịt dai.


2. Cơm ống tre Phượng Hoàng Cổ Trấn
Cơm ống tre Phượng Hoàng Cổ Trấn Trung Quốc có nhiều nét tương đồng ở Việt Nam, và còn là món ăn rất được yêu thích của người dân nơi đây. Cơm ống tre nổi tiếng với mùi thơm cùng độ dẻo, độ mịn đặc trưng của hạt gạo nơi đây. Không chỉ thế món ăn này thay vì ăn cùng với muối mè, thì ở trấn cổ sẽ được ăn cùng với thịt xá xíu có hương vị hấp dẫn và thơm phức.
Cơm được nấu với nhiều nguyên liệu hơn, tất cả các nguyên liệu và thịt heo sẽ được cho chung vào ống tre, sau đó nướng lên. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được hương vị thơm mát của tre, và còn vị ngậy của thịt hòa quyện kèm theo cơm. Ở những nơi dân tộc thiểu số món Cơm Ống Tre chính là đặc sản trứ danh mà bạn không thể bỏ lỡ.

3. Bánh tép Phượng Hoàng Cổ Trấn
Những món bánh nổi tiếng ở đây như bánh tép, bánh ngũ cốc, bánh khoai môn chiên… Bánh tép được làm từ nguyên liệu là tôm tươi được vớt ở dưới dòng sông Đà Giang, sau đó sẽ được trộn cùng bột và trứng. Sau khi bánh được hấp chín người nấu sẽ rắc lên bánh một chút hành, ớt để cho bánh thêm mùi vị. Những chiếc bánh cổ truyền thể hiện hương vị tinh túy nhất, đặc trưng cho ẩm thực nền văn hóa Trung Hoa với những hình dáng nhỏ xinh và mộc mạc.

4. Cá muối của người Miêu Phượng Hoàng Cổ Trấn
Món ăn đặc sản có hương vị độc đáo trong số các món ăn của Phượng Hoàng Cổ Trấn là cá muối của dân tộc Miêu. Những con cá được đánh bắt trong các ruộng lúa, sau khi được rửa sạch sẽ được đem đi chế biến. Quá trình chế biến cũng diễn ra cầu kì không kém đó chính là cá sau khi được rửa sạch sẽ được ướp muối, tiêu cùng với một loại nguyên liệu gia truyền trong vòng 3 ngày. Khi hết 3 ngày người ta lại tiếp tục nhồi thêm gạo nếp và bắp ngọt vào trong cá và tiếp tục muối thêm thời gian tầm nửa tháng.
Ăn kèm cá muối cùng với cơm nóng bạn sẽ cảm nhận được hương vị đặc biệt, mềm ngọt của thịt và xương cá.

5. Đậu phụ thối Phượng Hoàng Cổ Trấn
Đậu phụ thối là một loại đậu phụ lên men khá nặng mùi, đây là món ăn nhẹ bình dân và là linh hồn của các quán ven lề đường tại Trung Quốc. Đậu phụ thối ở Phượng Hoàng Cổ Trấn được ngâm lên men đến 15 ngày cho đến khi chuyển sang màu đen kịt, do thời gian ủ lâu nên món đậu phụ thối này trở nên thơm bùi và béo ngậy hơn.
Để ra được thành phẩm ngon nguyên liệu chính của món này cũng rất đơn giản, chỉ gồm nước sốt làm từ đậu tương. Đậu phụ được chiên giòn bằng dầu trên lửa nhỏ, rồi cho kèm thêm dầu mè và tương ớt. Món đậu phụ thối ở tỉnh Hồ Nam luôn được làm kỳ công hơn những nơi khác, nếu một lần nếm thử bạn sẽ thấy ngon vô cùng và không thể nào quên được hương vị đặc biệt này.
Đến đây du khách không chỉ trải nghiệm về những văn hóa truyền thống phong tục được lưu giữ qua bao nhiêu năm tháng, mà còn được mục sở thị những tiên cảnh có thực tại trấn cổ. Vạn vật sẽ biến tan nhưng những gì mà thiên và con người nơi đây ban tặng cho Phượng Hoàng Cổ Trấn sẽ được lưu giữ qua từng thời gian.
Với Dulinews trấn cổ không chỉ đơn thuần là nơi du lịch, mà còn là nơi thuộc về sự yên bình trong tâm hồn, là nơi còn có thể đắm chìm trong khung cảnh yên bình. Và chắc chắn cũng là nơi hiếm hoi duy nhất có thể lưu truyền giữ gìn văn hóa phong tục qua từng giai thoại của nhân gian.

Bãi Sau Vũng Tàu – Những địa điểm vui chơi thú vị
Lin Lin